Điều này theo đánh giá của các chuyên gia là tiềm ẩn lỗ hổng an sinh xã hội về sau này, nhất là khi Việt Nam chuyển sang giai đoạn dân số già vào năm 2036 tới đây.
Chuẩn bị các điều kiện để mọi người lao động đều có lương hưu khi về già là hoạt động mà ngành bảo hiểm xã hội đã thực hiện. Từ năm 2008, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được triển khai, nhưng trong khoảng hơn 10 năm sau đó số người tham gia bảo hiểm xã hội vẫn rất thấp.
Ba năm qua, con số này tăng nhanh hơn, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ mức phí cho người nghèo, người có thu nhập thấp… tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nhưng chưa nhiều người biết những hỗ trợ ấy là như thế nào; tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức lương hưu có khác so với bảo hiểm xã hội bắt buộc; các chính sách kèm theo lương hưu sẽ thế nào…
Để giải đáp các câu hỏi này, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Bảo hiểm xã hội tự nguyện: An tâm khi về già“, bắt đầu từ 9h ngày 8-11.
Bắt đầu từ lúc này, bạn đọc có thể gửi câu hỏi đến các khách mời:
– Bà Phan Thị Mai, trưởng phòng quản lý thu – sổ, thẻ, Bảo hiểm xã hội TP.HCM.
– Bà Nguyễn Thị Hồng Nga, phó trưởng phòng chế độ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội TP.HCM.
Câu trả lời sẽ được cập nhật trên tuoitre.vn bắt đầu từ 9h ngày 8-11, mời bạn đọc đón xem.
Nguồn: tuoitre.vn