Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM Nguyễn Văn Lâm chia sẻ thông tin về thị trường lao động như thế tại buổi họp báo thường kỳ về tình hình kinh tế – xã hội TP.HCM chiều 18-5.
Đặc biệt, nhóm các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may – giày da, bất động sản, xây dựng, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ… còn chịu nhiều ảnh hưởng.
Tuy vậy, các lĩnh vực khác như: sản xuất lương thực, thực phẩm; đồ uống; sản xuất sản phẩm điện tử máy tính; bán buôn và bán lẻ; du lịch; tài chính – ngân hàng… có tăng về nhu cầu tuyển dụng. Từ đó cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong các lĩnh vực này.
Bốn tháng đầu năm, cả nước có 369.882 người tham gia rút bảo hiểm xã hội một lần, tăng 20,06% so với cùng kỳ.
Ghi nhận tại TP.HCM, trong bốn tháng đầu năm có 35.888 người rút bảo hiểm xã hội một lần, giảm 14,2% so với cùng kỳ.
Ông Lâm nói Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, ban ngành, theo dõi sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn TP.HCM.
Từ tháng 4-2023 đến nay, trên địa bàn TP.HCM không xảy ra tranh chấp lao động tập thể. Tình hình quan hệ lao động tại thành phố cơ bản được giữ ổn định, hài hòa.
2.358 lao động bị cắt giảm, 46 người có nhu cầu tìm việc mới
Chỉ có 46/2.358 lao động thuộc diện bị cắt giảm tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam hồi tháng 2-2023 có nhu cầu tìm kiếm việc làm mới.
Giải thích cho việc này, ông Nguyễn Văn Lâm nói một phần do người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, chỉ muốn tìm việc thời vụ, không ký kết hợp đồng lao động để vừa làm vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nguồn: tuoitre.vn