Từ ngày 1.7, lương cơ sở chính thức tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng (tăng 310.000 đồng). Điều này tác động đến mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM, học sinh, sinh viên thuộc nhóm tham gia BHYT bắt buộc. Đồng thời, được ngân sách nhà nước hỗ trợ (từ 30% – 100%) mức đóng. Trong đó, các trường hợp được cấp thẻ BHYT miễn phí gồm: trẻ em dưới 6 tuổi; trẻ thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; trẻ thuộc hộ gia đình nghèo…
Đối với các trường hợp còn lại, mức đóng BHYT hằng tháng đối với học sinh, sinh viên = 4,5% x mức lương cơ sở x số tháng đóng BHYT (định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng). Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, còn lại 70% do học sinh, sinh viên tự đóng.
Khi lương cơ sở tăng từ ngày 1.7, thì mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên được tính như sau:
Phương thức |
HSSV đóng 70% |
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% |
Tổng mức đóng BHYT |
3 tháng |
170.100 đồng |
72.900 đồng |
243.000 đồng |
6 tháng |
340.200 đồng |
145.800 đồng |
486.000 đồng |
9 tháng |
510.300 đồng |
218.700 đồng |
729.000 đồng |
12 tháng |
680.400 đồng |
291.600 đồng |
972.000 đồng |
Theo cơ quan BHXH, đối với học sinh, sinh viên năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn trong năm học trước, thì có thể tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.
Phía nhà trường, nơi mà các học sinh, sinh viên theo học sẽ đại diện cho cơ quan BHXH thực hiện thu phí BHYT. Hiện nay, hầu hết các trường học đều thực hiện thu BHYT cho cả năm (12 tháng).
Theo BHXH TP.HCM, khi Chính phủ điều chỉnh mức đóng, tỷ lệ đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.
Lương cơ sở tăng từ 1.7, người lao động, công nhân viên chức đóng BHYT thế nào?
Nguồn: thanhnien.vn