Trước đây chị từng là một giáo viên, so với ngành bảo hiểm nhân thọ có một khoảng cách khá xa. Điều gì đã dẫn dắt chị đến và ở lại với ngành này?
|
Nguyễn Thụy Như: Tôi nghĩ phần nhiều là do cơ duyên. Khoảng thời gian khi còn là giáo viên, tôi đã từng bị bệnh nặng nên phải tạm ngưng công tác. Trong khoảng thời gian này, tôi có dịp tham gia hội thảo của Prudential, đó chính là dấu mốc trong sự nghiệp khi tôi vỡ lẽ ra giá trị nhân văn của bảo hiểm nhân thọ và hối tiếc vì mình đã bỏ qua quá nhiều cơ hội từ trước đến nay: cơ hội bảo vệ bản thân, người thân, người dân địa phương, cũng như cơ hội để phát triển nghề nghiệp. Và tôi quyết định thử sức với bảo hiểm nhân thọ.
Khoảng thời gian đầu, tôi chỉ làm “chân trong chân ngoài”, cuộc sống của tôi đã có nhiều thay đổi. Nhưng lúc đó, tôi chỉ mới cảm nhận được “bề nổi” của công việc mình đang làm. Mãi cho đến một năm sau, gia đình một khách hàng của tôi không may gặp rủi ro: người chồng – trụ cột gia đình mất vì tai nạn lao động và họ đã từng có ý định ngưng hợp đồng bảo hiểm trước đó, nhưng may mắn rằng tôi đã thuyết phục được họ đồng ý tiếp tục. Và khi tai nạn xảy ra, đến thăm viếng gia đình với lẵng hoa và quyền lợi chi trả của Prudential, tôi nghiệm ra giá trị của công việc mình đang theo đuổi và trách nhiệm bảo vệ bao người dân, gia đình mà mình đang mang trên vai. Đó chính là điều đã giữ chân tôi với nghề đến tận hôm nay.
Vậy cái “lợi” mà chị toàn tâm mang đến cho khách hàng ấy đã giúp chị hái được “lộc” như thế nào trong 4 năm làm nghề vừa qua?
Từ sau câu chuyện chi trả ấy, tôi đặt ra lý tưởng cho mỗi ngày làm việc cho chính bản thân: phải đặt mình vào vị trí khách hàng, thấu hiểu nhu cầu của từng gia đình và tư vấn giải pháp bảo vệ mà họ thật sự đang cần.
Chỉ sau một quý đầu vào nghề, tôi đã được trao danh hiệu Tư vấn viên ưu tú Pru Elite Kim Cương. Chưa dừng lại ở đó, hình ảnh những “tiền bối” trong tập đoàn với tâm huyết vì nghề và thành tích xuất sắc trong các buổi vinh danh của tập đoàn đã tiếp tục thôi thúc tôi chinh phục những đích đến cao hơn. Tôi bắt đầu hành trình lan tỏa đam mê và giúp nhiều người thay đổi cuộc sống hơn: chính là kêu gọi mọi người “về đội của mình” và cùng họ xông pha vì khách hàng. Cũng nhờ đó, tôi đạt danh hiệu Trưởng nhóm xuất sắc của Prudential vào năm 2016.
2016 cũng là năm tôi quyết định tiếp quản lại Văn phòng Tổng đại lý Hậu Nghĩa khi đây còn là một khu vực “cằn cỗi” và còn rất nhiều khó khăn. Với tất cả khả năng của mình, tôi đã dẫn dắt Hậu Nghĩa xuất sắc đạt danh hiệu Kim Cương Xanh – thứ hạng cao nhất dành cho các văn phòng tổng đại lý của Prudential chỉ sau một năm tiếp nhận.
Hành trình vực dậy một khu vực hẳn là rất gian nan, nhất là với một người có tuổi nghề còn khá trẻ như chị?
Ngày đầu họp đội ngũ, mọi người đều nhìn tôi bằng một cái nhìn dò xét. Nhưng bằng lòng nhiệt tâm của mình, tôi đã truyền tải cho họ về đam mê với nghề và thuyết phục họ: “Hãy tin Như một lần và cùng Như chiến đấu!”. Chỉ sau 17 ngày với 12 con người, chúng tôi đã đạt được doanh thu bằng tổng doanh thu 5 tháng trước đó. Chính điều này đã tạo động lực và niềm tin để cả đội bước tiếp cùng tôi.
|
Vậy đâu là “bí quyết” mà chị và đội nhóm của mình đã áp dụng để chinh phục các thách thức?
Với tôi, “niềm tin” của khách hàng chính là thước đo chuẩn xác nhất của một người làm nghề. Từ những cử chỉ nhỏ như một món quà nhân ngày sinh nhật, cho đến những khi có rủi ro xảy ra, tôi sẵn sàng chạy ngược chạy xuôi để “đau cùng nỗi đau” với khách hàng.
Đây cũng là “quy luật” mà tôi luôn nhắc nhở đội ngũ của mình: Khi ta lắng nghe, khách hàng sẽ nói; khi ta thấu hiểu, khách hàng sẽ tin và chọn ta làm bạn đồng hành. Tôi tin rằng đó chính là “bí quyết” giá trị nhất cho thành công của chúng tôi!
Nguồn: thanhnien.vn