Bác sĩ phải xem sức khỏe bệnh nhân là trên hết, không được phép phân biệt đối xử dù khám bảo hiểm y tế hay dịch vụ. Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 12.9 đăng bài Hai chế độ trong một bệnh viện.
Cần chấn chỉnh ngay
Tình trạng phân biệt đối xử giữa khám bảo hiểm y tế với dịch vụ cuối cùng khổ nhất vẫn là người nghèo. Các cơ quan chức năng nên tăng cường kiểm tra chất lượng cũng như thái độ phục vụ của các bệnh viện công trên cả nước. Phí thì càng ngày càng tăng mà chất lượng không cải thiện được, thậm chí có nơi còn đi xuống…
Nguyễn Duy
(songtotthisao@yahoo.com.vn)
Phải rạch ròi công – tư
Bệnh viện công mà kèm dịch vụ tư là không ổn. Vì có vấn đề tư lợi nên bác sĩ sẽ không thể toàn tâm toàn ý cho việc công được. Mua bảo hiểm là mua dịch vụ phòng rủi ro, nhưng khi có rủi ro thì dịch vụ lại không bảo đảm, có khi còn phải chi trả thêm cho dịch vụ thì thật là vô lý. Như vậy ai dám mua bảo hiểm nữa. Vấn đề này cần phải được chấn chỉnh lại, công tư phải được phân định rạch ròi.
Chính Thành
(chuthapdopr@gmai.com)
Không nên phân biệt
Con tôi đi khám ở Bệnh viện Da liễu TP.HCM, khi mới vào đăng ký, họ đã bắt phải photo thẻ bảo hiểm y tế và CMND để làm thủ tục khám chữa bệnh. Sau đó nhân viên tiếp nhận lại bấm 2 bản photo này vào sổ khám bệnh. Như vậy dù có khai hay không thì bác sĩ vẫn biết.
Việc bị phân biệt đối xử là lý do tại sao người dân không mặn mà tham gia bảo hiểm y tế. Thiết nghĩ, đã là bảo hiểm của nhà nước phát hành thì không nên phân biệt theo tuyến.
ChuongDo
(chuongdo215@yahoo.com)
Hải Nam |
BAN CTBĐ
(tổng hợp)
>> 2 chế độ trong một bệnh viện
>> Dân chưa ‘mặn mà’ với BHYT do dịch vụ tư trong bệnh viện công
>> Cấm phân biệt đối xử bệnh nhân BHYT
>> Thu hồi trên 8 tỉ đồng vì cấp trùng thẻ BHYT
>> Quảng Trị có gần 20.000 thẻ BHYT bị cấp trùng
>> Nhiều hồ sơ thanh toán BHYT sai
Nguồn: thanhnien.vn