Chạnh lòng những con số
Theo thống kê thì mức thu nhập bình quân của người dân cả nước năm 2012 khoảng 32,3 triệu đồng/năm (tương đương thu nhập của một hộ gia đình gồm 2 lao động chính là 64,5 triệu đồng/năm). Trong khi đó, để hoàn thành giấc mơ đại học cho con, ước tính mỗi năm các ông bố bà mẹ sẽ phải bỏ ra từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng tiền học phí, chưa kể đến phí sinh hoạt như tiền thuê nhà trọ, tiền ăn, điện nước, tiêu dùng…
|
Hằng năm, nhà nước vẫn có các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên nhà nước cũng mới chỉ hỗ trợ được khoảng 20% nhu cầu. Theo Bộ GD-ĐT, vẫn còn nhiều sinh viên nghèo phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, trong số đó có đến 88% phải nghỉ học từ năm thứ nhất hoặc năm thứ hai.
Với mức thu nhập bình quân chưa cao, cũng dễ hiểu tại sao “cơm áo gạo tiền” vẫn luôn là gánh nặng cho các bậc cha mẹ có con ở tuổi học đại học. Vì thế, việc hoạch định một kế hoạch tài chính lâu dài cho chặng đường học hành của con trẻ và để “tự cứu mình trước khi trời cứu” vẫn là phương án hữu hiệu nhất cho các bậc cha mẹ.
Tìm giải pháp ‘n trong một’
Nếu chỉ nhìn vào những con số trên, rất dễ đi đến kết luận rằng biết bao mong ước và kế hoạch của các ông bố bà mẹ sẽ mãi chỉ là mong ước. Với mong muốn cho con học đại học ở Việt Nam, ngay từ khi con gái mới 10 tháng tuổi, anh Nguyễn Trần Tuấn – 35 tuổi ở TP.HCM đã lên kế hoạch thực hiện mong ước này. Với tổng thu nhập của cả gia đình khoảng 14 triệu đồng/tháng, ngoài khoản tiết kiệm cho những nhu cầu ngắn hạn, vợ chồng anh Tuấn còn dự tính dành riêng 1 triệu đồng mỗi tháng để lo cho việc học đại học của con gái yêu sau này. Tuy nhiên, có một điều khiến anh chưa yên tâm là các khoản chi phí cho học tập có thể thay đổi theo thời gian (học phí và lạm phát luôn tăng hằng năm), bên cạnh đó những rủi ro hay biến cố không may xảy đến với cha mẹ cũng khiến gia đình khó bảo toàn hay duy trì quỹ giáo dục này cho con như dự tính, khả năng con gái bị gián đoạn việc học vẫn có thể xảy ra.
Sau một thời gian hỏi thăm và tự tìm hiểu, vợ chồng anh Tuấn đã tìm ra được một kế hoạch tài chính toàn diện hơn, có thể giúp anh phần nào an tâm với những mối lo ngại trên. Anh quyết định “đầu tư” vào sản phẩm bảo hiểm giáo dục Manulife – Điểm Tựa Tài Năng với mệnh giá 200 triệu đồng. Chỉ với khoản tích góp nhỏ đều đặn để đóng phí hằng năm là 11,9 triệu đồng, tương đương 1 triệu đồng mỗi tháng, anh sẽ tạo được một quỹ giáo dục lớn cho con sau này. Con anh có thể nhận dần các khoản tiền từ năm 18 tuổi đến năm 22 tuổi để trang trải các chi phí học hành. Còn nếu không muốn nhận theo hằng năm thì gia đình có thể duy trì tích lãi đến năm con 22 tuổi, tổng quỹ giáo dục nhận được có thể lên đến 490 triệu đồng.
Quyền lợi tiết kiệm của sản phẩm rất hấp dẫn, nhưng lý do quan trọng hơn khiến anh chọn Manulife – Điểm Tựa Tài Năng chính là quyền lợi miễn nộp phí và trợ cấp thu nhập. Nếu không may có rủi ro lớn xảy ra với cha mẹ (như qua đời hoặc bị thương tật toàn bộ hoặc vĩnh viễn), quỹ giáo dục của con vẫn được duy trì đến năm con 18 tuổi với đầy đủ các quyền lợi mà không phải đóng phí hằng năm. Thêm vào đó, con trẻ còn nhận được một khoản hỗ trợ tiền mặt 20 triệu đồng/năm liên tục cho đến khi con 18 tuổi. “Với ngân sách 1 triệu đồng/tháng dành cho bảo hiểm, tôi có thể chăm lo chu toàn hơn cho con gái”, anh Tuấn chia sẻ.
Ngọc Lan
>> Theo đuổi giấc mơ đại học cùng con
>> Cùng con làm bạn và thi cử
>> Cùng con vượt qua khủng hoảng
>> Niềm vui cùng con chữ
>> “Cháy hết mình” cùng con
>> Cùng con vượt căng thẳng
Nguồn: thanhnien.vn