Ngoài ra, nếu có các bệnh mãn tính cần theo dõi, phối hợp với chuyên gia y tế khi cần thiết, để có sự kiểm soát bệnh… Cơ quan chức năng chuyên môn cần truyền thông tốt về chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh cho người dân, nhất là khi có dịch bệnh, để người dân có kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho mình.
Đó là thông tin do các bác sĩ, báo cáo viên đưa ra tại hội nghị trực tuyến về chủ đề “Sức mạnh của việc tự chăm sóc sức khỏe – nỗ lực hướng đến mục tiêu bao phủ sức khỏe toàn dân”, do Sanofi Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị, tổ chức ngày 21.8.2020.
Theo đó, các chuyên gia cho rằng, nền tảng y tế cộng đồng được xây dựng từ mỗi người có ý thức và kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe. Tự chăm sóc sức khỏe giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho người dân, giúp phát hiện, điều trị bệnh kịp thời, giúp giảm chi phí chữa bệnh; giảm quá tải lên hệ thống y tế.
Thông tin tại hội nghị cũng nêu ra, Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển tại khu vực ASEAN với gần 90% dân số được hỗ trợ bởi bảo hiểm y tế. Với những thành công đáng ghi nhận trong công tác kiểm soát dịch Covid-19, Việt Nam cho thấy được năng lực phát triển y tế và từng bước hướng đến những mục tiêu xa hơn.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức y tế, đó là: tốc độ già hóa dân số, gánh nặng chi trả cho các dịch vụ y tế đối với tài chính của từng cá nhân, hộ gia đình cũng như tổng chi tiêu y tế quốc gia, sự gia tăng các bệnh mãn tính không lây (như: tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…) gây ra bởi lối sống, môi trường…
Tự chăm sóc sức khỏe là mô hình đã chứng minh được tính hiệu quả tại nhiều quốc gia. Việc chủ động phòng ngừa và kiểm soát những cơ bản về sức khỏe đã đem lại nhiều lợi ích cho cả người dân, bệnh nhân, ngành y tế, Chính phủ…
Nguồn: thanhnien.vn