Ai gánh hệ lụy cho người lao động ?
Trong một doanh nghiệp, số người lao động chân tay với số người quản lý, ai chiếm số đông hơn? Quản lý có khả năng làm thêm vài năm, nhưng người lao động chân tay thì sao? Khi đó, chất lượng, năng suất và những hệ lụy khác ai gánh giùm họ?
Lê Diễm
(Tlt_NgoiSaoXa @yahoo.com.vn)
Nên tăng đóng tiền bảo hiểm
Già thì mắt mờ tay chậm làm việc không hiệu quả, tại sao không về hưu cho thế hệ trẻ có cơ hội cống hiến. Lớp trẻ bây giờ năng động, nhiệt huyết lại thất nghiệp, còn già cả làm việc kém hiệu quả thì giữ lại. Nên tăng đóng tiền bảo hiểm là hợp lý.
Sóng Biển
(kieuduyen.nguyen@gmail.com)
Năng suất lao động giảm
Tôi không đồng tình việc tăng tuổi hưu. Tăng tuổi nghỉ hưu chỉ mang lại lợi ích nhóm cán bộ có chức có quyền, còn công nhân hay người lao động bình thường sẽ thêm nhiều vất vả, năng suất lao động toàn xã hội giảm.
Trần Bất
(nhavanhoalaodonggialai @yahoo.com)
Tôi nghĩ rằng quy định nghỉ hưu nam là 60 tuổi, nữ 55 tuổi là hợp lý, đề nghị giữ nguyên như cũ. Thử nghĩ xem ông già 65 tuổi, bà già 60 tuổi đi còn không nổi lấy sức khoẻ ở đâu mà đi làm? Nguyễn Văn Thuận Nếu tăng tuổi hưu thì nhà nước phải chi trả lương cao cho các ông già, bà già hay đau yếu, làm việc không hiệu quả à? Phan Thanh Nguyên Tấn Tú
|
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu chưa thuyết phục >> Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu thêm 2 – 5 năm
>> Bức xúc vì tài sản kếch xù của quan chức nghỉ hưu
>> Cần cân nhắc khi tăng tuổi nghỉ hưu
>> Kéo dài’ tuổi nghỉ hưu cho… cán bộ
>> Gặp mặt các thế hệ bộ đội biên phòng nghỉ hưu
>> Một số cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu từ 1/3/2014
Nguồn: thanhnien.vn