Ngành công nghiệp bảo hiểm nhân thọ của Ấn Độ đang bước vào kỷ nguyên hợp nhất sau 22 năm sau tự do hóa. Các công ty bảo hiểm tư nhân ngày càng khó khăn hơn trong việc tạo ra doanh thu sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm ngoái. Do đó, các chi nhánh bảo hiểm của họ không thể tạo ra đủ vốn, điều tối quan trọng đối với một doanh nghiệp.
Theo kết quả nghiên cứu nội bộ của một công ty bảo hiểm nhân thọ lớn, thị phần bình quân của 10 công ty bảo hiểm nhân thọ tư nhân hàng đầu Ấn Độ đã tăng từ 84% vào năm 2017 lên 87% vào năm 2021, cho thấy sự gia tăng hợp nhất trong ngành này. Điều này cho thấy những công ty vừa và nhỏ không thể phát triển, trong khi những công ty lớn ngày càng lớn hơn.
Trong khi đó, Cơ quan Quản lý và Phát triển Bảo hiểm Ấn Độ (IRDAI) thường xuyên bị ám chỉ về khả năng quản lý và duy trì tài chính yếu kém của họ. Do đó, cơ quan quản lý đang cấp giấy phép và chỉ phê duyệt các sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhân thọ giàu tiền mặt.
Theo các chuyên gia trong ngành bảo hiểm, việc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ HDFC mua lại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Exide vào tháng trước chỉ là bước khởi đầu của kỷ nguyên hợp nhất hiện nay.
“Việc hợp nhất sẽ kéo theo 3 hệ quả. Thứ nhất, những công ty lớn sẽ thâu tóm các công ty nhỏ hơn. Thứ hai, các công ty trong nước có quy mô trung bình sẽ bán cổ phần cho các đối tác liên doanh nước ngoài, điều này sẽ chuyển quyền kiểm soát trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tư nhân. Thứ ba, các công ty bảo hiểm có quy mô lớn hoặc vừa và các công ty quảng bá phi ngân hàng sẽ liên doanh với các ngân hàng lớn, công ty bảo hiểm do ngân hàng kiểm soát “, một trong số các chuyên gia cho biết.
Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đã tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bảo hiểm từ 49% lên 74%, tiếp tục đẩy nhanh tốc độ hợp nhất. “Chúng tôi sẽ phải chờ các hướng dẫn cụ thể về FDI đối với từng thực thể. Tất cả các công ty, đặc biệt là các công ty nhỏ, sẽ có một dòng vốn mới chảy vào và giúp họ phát triển. Đó là cơ hội để các công ty nước ngoài tăng cường sự hiện diện của họ tại Ấn Độ và mang lại những dịch vụ và quy trình hiệu quả”, đại diện Chính phủ Ấn Độ nói.
Trước đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ Ấn Độ đã gửi một đề nghị lên chính phủ, tìm kiếm một giải pháp kết hợp giữa hoa hồng và chi phí quản lý. Họ cho rằng điều đó sẽ giúp quản lý chi phí và sẽ làm cho các sản phẩm của bảo hiểm có giá tốt hơn.
Công ty bảo hiểm muốn các chi phí và hoa hồng trở thành một để họ có thể quyết định những gì họ muốn chi tiêu dưới cùng một nhóm.
Các công ty bảo hiểm, đứng đầu bởi Hội đồng bảo hiểm, đại diện cho bảo hiểm phi nhân thọ đã thực hiện một đề nghị lên Bộ Tài chính. Trong đó, họ cho rằng chi phí chung nên được thông qua, giúp các công ty có tỷ lệ kết hợp dưới 100% và làm ra lợi nhuận.
Thanh Thư (Theo Mint)
Nguồn: vnexpress.net