Ngày 20.3, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM làm việc với các cơ quan, đơn vị và một số doanh nghiệp (DN) để khảo sát về tình hình thực hiện bộ luật Lao động năm 2012.
Theo đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM, tình trạng các DN vi phạm pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế vẫn diễn ra khá phổ biến với tính chất ngày càng tinh vi và phức tạp như trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng quỹ BHXH.
tin liên quan
Hơn 260.000 đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT: 10 triệu lao động bị ảnh hưởng
Rất nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội lên tới hàng chục tỉ đồng kéo dài nhiều năm không trả nợ, nhiều bản án được tòa án phán quyết nhưng không thể thi hành án vì DN không còn khả năng trả nợ hoặc cố tình khất nợ.
Tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong khi đó, các biện pháp ngăn chặn và xử lý vẫn chưa có hiệu quả. Theo quy định mới, giải pháp BHXH khởi kiện không còn được áp dụng từ năm 2015, TAND các cấp đã trả lại gần 400 đơn khởi kiện khiến việc thu hồi nợ BHXH gặp khó khăn.
Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, cho biết từ khi quyền khởi kiện DN để đòi tiền BHXH chuyển sang cho công đoàn đảm trách đã gặp phải khó khăn do quy định buộc phải có ủy quyền của từng công nhân thì công đoàn mới có thể khởi kiện được. Đến nay chưa có DN nào bị kiện.
tin liên quan
Phạt nặng đối với doanh nghiệp chây ì tiền bảo hiểm xã hội
Trung bình mỗi năm, số nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị khoảng trên dưới 20 tỉ đồng, chiếm khoảng 2% tổng số tiền BHXH của tỉnh này.
Đại diện Sở LĐ-TB-XH cho rằng nợ BHXH ngày càng tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động, hành lang pháp lý về BHXH còn nhiều bất cập, một số quy định còn lỏng lẻo nên DN lợi dụng để trục lợi quỹ BHXH. Các đại biểu đề nghị dù bộ luật Hình sự năm 2015 đang lùi thời hiệu áp dụng nhưng nếu các điều luật quy định về tội trốn đóng BHXH không bị vướng mắc thì nên cho áp dụng luôn.
Nguồn: thanhnien.vn