Lý giải về đề xuất trên, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung cho biết, quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hiện nay cũng có nguồn kết dư lớn, hiện tổng số kết dư quỹ này là gần 49.000 tỉ đồng, tăng hơn 7.400 tỉ đồng, tương ứng tăng 17,9% so với năm 2014. Còn quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức chi cao nhất là 11% quỹ. Riêng năm 2015, mức chi của quỹ này chỉ khoảng 8%. Nếu tăng chi đột biến trong những năm tới cũng sẽ không gây xáo trộn trong cân đối quỹ.
Trên cơ sở rà soát các nguồn quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, Bộ LĐ-TB-XH nhận thấy, quỹ Bảo hiểm thất nghiệp có thể giảm tỷ lệ đóng từ 1% xuống 0,5%, tương ứng với số tiền giảm khoảng 2.400 tỉ đồng. Với tỷ lệ giảm tương tự, quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng có thể giảm khoảng 3.000 tỉ đồng. Tổng số tiền giảm do điều chỉnh tỷ lệ đóng ở 2 quỹ trên là khoảng 5.400 tỉ đồng.
“Bộ LĐ-TB-XH cho rằng phương án giảm một phần tỷ lệ đóng có tính khả thi. Nếu được áp dụng, số tiền được giảm sẽ là khoản hỗ trợ cần thiết cho cộng đồng doanh nghiệp trong điều kiện áp lực về nguồn chi lương nhân công, sản xuất”, ông Đào Ngọc Dung nói.
Theo ông Đào Ngọc Dung, nếu Chính phủ chấp nhận đề xuất trên thì cần phải thực hiện sửa đổi Nghị định 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Theo đó, thay vì áp dụng quy định mức đóng 1% của doanh nghiệp vào quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 1.7.2016 (thời điểm Nghị định có hiệu lực) tới ngày 31.1.2016 (sau thời gian này Chính phủ sẽ áp dụng mức đóng mới) như quy định hiện hành, việc áp dụng mức 0,5% sẽ được triển khai ngay chứ không đợi tới sang năm 2017.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 29.10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với các bộ ngành tiếp tục nghiên cứu và trình Chính phủ phương án cụ thể.
Bộ LĐ-TB-XH cho hay, đề xuất giảm tỷ lệ đóng vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sẽ còn phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến.
Ngoài đề xuất trên, Bộ LĐ-TB-XH cũng đang nghiên cứu giãn lộ trình đóng Bảo hiểm xã hội trên tổng thu nhập (mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung) để trình Quốc hội xem xét do các DN gặp nhiều khó khăn khi áp dụng quy định này. Theo quy định của luật BHXH năm 2014, việc tính đóng bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện theo lộ trình vào năm 2018. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi áp dụng quy định này
tin liên quan
160 doanh nghiệp nợ BHXH bỏ trốn ra nước ngoài
Đây là con số được Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN đưa ra tại buổi họp báo định kỳ quý 1/2016 tổ chức vào ngày 29.3.
Nguồn: thanhnien.vn