Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN cho biết, theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) hiện hành, có 5 nhóm tham gia BHYT với các mức đóng được tính theo tỷ lệ 4,5% mức tiền lương, tiền công hoặc mức lương cơ sở.
tin liên quan
Mở rộng quyền lợi cho bệnh nhân khám bảo hiểm y tế
Trong nhóm đối tượng đóng BHYT theo mức tiền lương, tiền công, người lao động tại các doanh nghiệp đang chủ yếu tham gia BHYT theo mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Theo quy định tại Nghị quyết 99/2015/QH13, mức lương tối thiểu vùng là mức lương tối thiểu để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Mức lương này còn là cơ sở để đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện của người lao động. Trong khi đó, mức lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương này. Do vậy, việc lấy mức lương cơ sở để làm căn cứ tính mức hưởng nhằm bảo đảm quyền lợi cho tất cả các nhóm đối tượng.
tin liên quan
Người dân bức xúc vì thay đổi nơi khám bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế
Về mức hưởng BHYT, người tham gia BHYT được chi trả theo trường hợp bệnh tật với mức quy định, chứ không theo mức đóng.
Mức hưởng được quy định chung đối với hầu hết các đối tượng (trừ một số nhóm đối tượng đặc biệt sẽ được hưởng mức cao hơn, như người có công, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo…).
Trong đó, BHXH thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh với trường hợp chi phí một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở… Đối với các trường hợp hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, đều căn cứ vào mức lương cơ sở.
Theo thống kê của BHXH VN, trên thực tế, với quy định chi trả đang áp dụng, dù tính trên mức lương cơ sở, chi phí khám chữa bệnh BHYT bình quân với mỗi bệnh nhân hiện nay đều cao hơn so với mức đóng của người tham gia.
Trong năm 2017, bình quân mức chi 1 thẻ BHYT/năm là trên 1,1 triệu đồng, trong khi mức đóng trung bình chỉ khoảng 1 triệu đồng/năm.
Nguồn: thanhnien.vn