Theo Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hằng tháng của người tham gia BHYT hộ gia đình được quy định như sau: “Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất”.
Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở mới áp dụng là 1.800.000 đồng/tháng, cao hơn mức lương cũ 20,8%. Do mức đóng BHYT hộ gia đình căn cứ vào lương cơ sở nên khi lương cơ sở tăng 20,8% thì mức đóng BHYT hộ gia đình mới cũng sẽ tăng thêm 20,8% so với mức đóng trước đó.
BHXH Việt Nam cũng đã có thông báo việc điều chỉnh mức đóng BHYT hộ gia đình, áp dụng từ ngày 1/7. Cụ thể như sau:
Với các hộ cận nghèo, Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT cho các thành viên trong gia đình bằng 70% so với mức đóng quy định của người thứ nhất trong bảng trên.
Do mức đóng của người thứ nhất điều chỉnh nên mức đóng BHYT của người hộ cận nghèo cũng thay đổi theo, cụ thể là 291.600 đồng/năm (30% của mức đóng 972.000 đồng/năm).
Theo Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chi phí đóng BHYT cho học sinh, sinh viên.
Theo đó, mức đóng BHYT hàng tháng của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở như BHYT hộ gia đình. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh – sinh viên chỉ đóng 70%.
Do mức đóng căn cứ theo lương cơ sở nên khi áp dụng mức lương cơ sở mới, mức đóng BHYT của học sinh – sinh viên cũng tăng thêm 20,8%. Cụ thể như sau:
Nguồn: dantri.com.vn