* Quy định về giá phổ biến 5 nhóm hoạt chất thuốc quen thuộc
(TNO) Quy định mới về đấu thầu thuốc (theo tên gốc và chia nhóm tương đương về công nghệ bào chế) chưa được áp dụng đầy đủ khiến “loạn giá thuốc” vẫn tái diễn.
>> Không để vỡ quỹ BHYT vì tiền thuốc
>> TP.HCM đứng đầu về bội chi quỹ BHYT
>> Bộ Y tế sẽ rà soát lại danh mục chi trả BHYT
>> Gần 2 triệu trẻ dưới 6 tuổi chưa được cấp BHYT
Theo khảo sát kết quả trúng thầu giá thuốc trong năm 2012, do Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tiến hành, chỉ với 5 nhóm hoạt chất thuốc (tương đương với gần 300 loại thành phẩm) đã ghi nhận bất thường về giá thuốc trúng thầu.
Chênh tới 2,5 lần
Các hoạt chất được khảo sát bao gồm: Cefoperazol + sulbactam, Ceftriazon, Levofloxiacin, Cefuroxim, Methyl prednisolon. Đây là hoạt chất của các thuốc được dùng rất rộng rãi tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.
|
“Bất ổn mà chúng tôi phát hiện qua khảo sát giá trúng thầu đó là cùng một loại thuốc, cùng hoạt chất, hàm lượng nhưng giá thuốc khá khác biệt giữa các bệnh viện, thậm chí có trường hợp chênh nhau tới 2,5 lần”, ông Vũ Xuân Hiển, Trưởng ban Dược – Thiết bị y tế BHXH Việt Nam, cho biết.
“Cùng một loại thuốc nhưng có giá khác biệt như vậy vì cả nước đang có hàng trăm hội đồng thầu tại các bệnh viện. Mỗi hội đồng lại chấm thầu theo một giá riêng”, một lãnh đạo của Ban Chính sách Bảo hiểm y tế nhận xét.
BHXH đưa ra mức “giá phổ biển”
Theo ông Vũ Xuân Hiển, trước mắt, để “ghìm cương” các thuốc có giá cao bất thường, BHXH đã ban hành giá phổ biến của 5 hoạt chất nhóm thuốc được bác sĩ kê đơn thường xuyên.
Giá phổ biến được cơ quan bảo hiểm đưa ra sau khi tham khảo, rà soát giá của gần 300 loại thuốc trúng thầu tại nhiều bệnh viện.
|
“Giá phổ biến là cơ sở để Hội đồng thầu tại các bệnh viện tỉnh tham khảo để xem xét giá thuốc trúng thầu của đơn vị mình cao hay thấp, qua đó có các thương thảo với nhà cung cấp để điều chỉnh giá phù hợp. Việc này nhằm giảm thiểu tình trạng thuốc trúng thầu có giá quá cao dẫn đến bất lợi cho người bệnh”, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Trưởng phòng Dược, ban Dược – Thiết bị y tế (BHXH Việt Nam), cho biết.
“Bảo hiểm xã hội sẽ đưa toàn bộ thông tin về giá thuốc trúng thầu lên mạng, giúp các địa phương biết để so sánh. Hiện có hơn 900 hoạt chất tương đương 22.000 loại thuốc, nếu không có hướng dẫn, không có giải pháp kiểm soát giá và không chấn chỉnh đấu thầu thì sẽ còn “loạn” giá thuốc”, ông Hiển đánh giá.
Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý dược cho biết từ ngày 1.4, lần đầu tiên Bộ Y tế sẽ áp dụng quản lý giá thuốc bằng quy định thặng số bán buôn tối đa toàn chặng, quy định mức chênh lệch tối đa được phép của giá bán buôn thuốc so với giá trị gốc của thuốc. Thặng số này “khống chế” chênh lệch giữa giá thuốc bán ra so với giá gốc. Mức chênh lệch được phép từ 20-50% tùy thuộc giá trị sản phẩm. Trước mắt, sẽ có 12 hoạt chất (gồm 10 hoạt chất kháng sinh và 2 hoạt chất của thuốc điều trị ung thư), tương đương với khoảng 500 nhãn hiệu thuốc sử dụng phổ biến chịu sự quản lý giá bằng thặng số. Đây là các thuốc tham gia đấu thầu cung ứng vào các bệnh viện công, do quỹ Bảo hiểm y tế chi trả. Khi mức chênh lệch bị khống chế sẽ không còn tình trạng thuốc buôn bán lòng vòng qua nhiều tầng nấc trung gian đẩy giá lên cao bất hợp lý như từng xảy ra thời gian qua. Trong số các thuốc bị Bộ Y tế “khống chế” về lợi nhuận, bao gồm cả các thuốc do Bảo hiểm xã hội VN vừa tiến hành khảo sát, phát hiện chênh lệch giá cung ứng giữa các bệnh viện với cùng một loại thuốc. Ngoài ra, năm 2013 sẽ áp dụng rộng rãi quy định mới về đấu thầu thuốc tại các bệnh viện công. Theo đó, các thuốc đấu thầu sẽ được phân loại theo nhóm rất chặt chẽ: generic, thuốc tương đương về công nghệ bào chế, đấu thầu theo hoạt chất gốc. Đặc biệt, mỗi nhóm thuốc chỉ được chọn một thuốc trúng thầu có giá thấp nhất. Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội VN sẽ phối hợp để công bố rộng rãi giá các thuốc trúng thầu để các hội đồng xét thầu tham khảo, phát hiện kịp thời thuốc có giá bất hợp lý.
|
Một số trường hợp chênh giá thuốc từ khảo sát của BHXH Việt Nam Midapezon 1 g (hoạt chất Cefoperazol + sulbactam) do Việt Nam sản xuất, giá trúng thầu thấp nhất là 28.770 đồng/lọ và giá cao nhất là 64.995 đồng/lọ (hơn 2 lần). Cũng hoạt chất này nhưng thuốc Amzone Inj (Pakistan sản xuất) giá thấp nhất là 31.000 đồng/lọ và giá cao nhất lên tới 71.000 đồng/lọ. Với thuốc MGP Axinex-1000 (hoạt chất Ceftriazon) của Việt Nam giá trúng thầu thấp nhất là 28.000 đồng/lọ – cao nhất là 76.000 đồng/lọ, chênh nhau tới gần 50.000 đồng lọ; thuốc Samaxon 1 g của Ấn Độ, giá thấp nhất là 17.850 đồng và cao nhất là 47.250 đồng/hộp.
|
Liên Châu
>> Phát hiện bột ngọt, bột giặt giả, thuốc lá lậu
>> Giá thuốc bệnh viện bị đẩy lên quá cao
>> Tăng giá thuốc lá cứu sống 27 triệu người
>> Cử tri bức xúc quá tải bệnh viện, giá thuốc tăng
>> Giá thuốc tăng
Nguồn: thanhnien.vn