Kỳ nghỉ Tết 2024 kéo dài từ ngày 8/2 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp) đến hết ngày 14/2 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng). Từ ngày 15/2, người lao động sẽ bắt đầu năm làm việc mới. Đó cũng là ngày mà Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH chính thức có hiệu lực, điều chỉnh nhiều quy định liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
Hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi công ty không có người đại diện
Nhiều trường hợp người lao động nghỉ việc, không xin được giấy xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động để làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp vì công ty không có người đại diện.
Theo Khoản 3 và 4 Điều 4 Thông tư số 28/2015/TT- BLĐTBXH, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, từ ngày 15/2, người lao động rơi vào trường hợp trên có thể đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh làm thủ tục xác nhận.
Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện xác nhận mức đóng, thời gian đóng, thời gian gián đoạn và lý do gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 28/2015/TT- BLĐTBXH, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp đến ngày đó của tháng sau trừ 1 ngày, trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.
Ví dụ, ông Cao Văn D được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 5 tháng, từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/5/2022.
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau: Tháng hưởng thứ nhất là từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/1/2022; Tháng hưởng thứ hai là từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 28/2/2022; Tháng hưởng thứ ba là từ ngày 1/3/2022 đến hết ngày 31/3/2022; Tháng hưởng thứ tư là từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 30/4/2022; Tháng hưởng thứ năm là từ ngày 1/5/2022 đến hết ngày 31/5/2022″.
Công thức tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số 28/2015/TT- BLĐTBXH, quy định công thức xác định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu như sau.
5 trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số 28/2015/TT- BLĐTBXH, còn quy định 5 trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau.
2 trường hợp không được bảo lưu
Cũng theo Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số 28/2015/TT- BLĐTBXH, có 2 trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau.
Thứ nhất, trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng thì những thời gian chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp không được bảo lưu.
Ví dụ, bà Nguyễn Thị E có tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 150 tháng. Như vậy, nếu bà E đáp ứng đủ các điều kiện thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp 12 tháng và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 0 tháng.
Thứ hai, trường hợp người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu.
Tuy nhiên, thời gian được bảo lưu là thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Còn số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp lẻ, chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động sẽ không còn bảo lưu.
10 trường hợp không cần trực tiếp thông báo tìm kiếm việc làm
Khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT- BLĐTBXH, còn quy định 10 trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết các quy định về hưởng bảo hiểm thất nghiệp TẠI ĐÂY.
Nguồn: dantri.com.vn