Skip to content

Thông tin bảo hiểm

Bảo hiểm | baohiem.info

Menu
  • Bảo hiểm nhân thọ
  • Bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm y tế
  • Bảo hiểm phi nhân thọ
  • Luật bảo hiểm
  • Tổng hợp
Menu

Thay đổi thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, người dân cần lưu ý gì?

Posted on July 24, 2025 by Publisher

bảo hiểm y tế - Ảnh 1.

Người dân đi khám bảo hiểm y tế ở một bệnh viện tại Hà Nội – Ảnh: HÀ QUÂN

Nghị định 188/2025 chính thức có hiệu lực từ ngày 15-8 (một số điều có hiệu lực từ ngày 1-7), với những quy định cụ thể về thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Các quy định này được kỳ vọng sẽ tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh.

Không được yêu cầu người bệnh sao chụp giấy tờ

Một quy định rất nhân văn trong nghị định 188 là cơ sở y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội không được yêu cầu người bệnh tự sao chụp thẻ BHYT hoặc giấy tờ liên quan. Nếu cần, cơ sở y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội phải tự thực hiện việc sao chụp sau khi được người bệnh hoặc người giám hộ đồng ý.

Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng khuyến cáo người dân nên chủ động cập nhật thông tin BHYT lên tài khoản định danh điện tử (VNeID) mức độ 2 hoặc ứng dụng VssID, để việc khám chữa bệnh diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, tránh bị gián đoạn quyền lợi do thiếu hoặc sai thông tin.

  • Bộ Y tế phản hồi về đề xuất ‘thông tuyến bảo hiểm y tế’ cho người từ 70 tuổi

  • Người bệnh tự mua thuốc bên ngoài sẽ được thanh toán bảo hiểm y tế ra sao?

Theo quy định, người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh cần xuất trình thông tin thẻ BHYT và giấy tờ xác minh thân nhân theo một trong các cách sau:

Căn cước công dân (CCCD) hoặc VNeID mức độ 2 đã tích hợp thông tin BHYT.

Thẻ BHYT bản giấy hoặc bản điện tử.

Trường hợp thẻ BHYT không có ảnh hoặc chưa có mã số BHYT điện tử, cần mang thêm một giấy tờ xác minh thân nhân như CCCD, hộ chiếu, giấy xác nhận của công an xã hoặc tài khoản VNeID/VssID có liên kết BHYT.

Với một số nhóm như học sinh, sinh viên, người nghèo… nếu chưa thể tra cứu được thẻ BHYT qua hệ thống, vẫn cần mang theo thẻ BHYT bản giấy.

Nghị định quy định rõ trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám chỉ cần xuất trình thẻ BHYT bản giấy hoặc bản điện tử hoặc mã số BHYT. Nếu chưa có thẻ, sử dụng giấy chứng sinh bản gốc hoặc bản chụp.

Trường hợp trẻ vừa sinh chưa được cấp giấy tờ, cha mẹ hoặc người đại diện có thể ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án hoặc nhờ cán bộ y tế xác nhận.

Trong trường hợp người tham gia BHYT đang chờ cấp lại hoặc điều chỉnh thông tin thẻ, khi đi khám cần mang theo giấy hẹn trả kết quả cấp thẻ hoặc thông tin thẻ do cơ quan BHXH cung cấp; giấy tờ chứng minh nhân thân (CCCD, hộ chiếu, VNeID, VssID…).

Đối với người hiến bộ phận cơ thể: Nếu chưa có thẻ BHYT, người hiến tạng vẫn được khám chữa bệnh BHYT nếu xuất trình giấy ra viện của cơ sở nơi thực hiện hiến tạng. Kèm theo giấy tờ tùy thân như CCCD, hộ chiếu, tài khoản VNeID/VssID hoặc xác nhận nhân thân từ cơ quan chức năng.

Trường hợp cần điều trị ngay sau khi hiến, người bệnh và bệnh viện phải xác nhận vào hồ sơ bệnh án.

Chưa xuất trình thẻ BHYT khi nhập viện, thanh toán thế nào?

Đối với trường hợp cấp cứu, người bệnh phải bổ sung các giấy tờ hợp lệ (thẻ BHYT, CCCD, hộ chiếu, giấy xác nhận của công an xã hoặc tài khoản VNeID/VssID có liên kết BHYT) trước khi kết thúc đợt điều trị, để được thanh toán chi phí BHYT theo đúng quy định.

  • Khám bệnh vượt tuyến, bảo hiểm y tế chi trả thế nào?ĐỌC NGAY

Người có thẻ BHYT nhưng chưa kịp xuất trình thẻ khi nhập viện (trừ trường hợp cấp cứu) vẫn được thanh toán BHYT kể từ thời điểm xuất trình thẻ. Phần chi phí trước đó sẽ được xem xét thanh toán trực tiếp theo quy định nếu đủ điều kiện.

Nếu tài khoản VNeID/VssID bị lỗi hoặc mất kết nối Internet, người bệnh cần cung cấp mã số BHYT để bệnh viện tra cứu trên hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

Nếu không tra được, bệnh viện vẫn tiếp nhận điều trị và phối hợp với bảo hiểm xã hội để xác minh sau.

Khi ra viện, nếu hệ thống vẫn chưa hoạt động lại, hồ sơ bệnh án sẽ được gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội để xác minh và thanh toán sau. Người bệnh phải cam kết cung cấp thông tin chính xác về BHYT của mình.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Nguồn: tuoitre.vn

Related

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài liên quan

  • Mắc bệnh hiếm, hiểm nghèo không phải chuyển tuyến, hưởng 100% bảo hiểm y tế
  • Bệnh hiểm nghèo không cần chuyển tuyến, hưởng bảo hiểm y tế 100%
  • Bệnh hiểm nghèo không cần chuyển tuyến, hưởng bảo hiểm y tế 100%
  • Quỹ bảo hiểm y tế chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho khám chữa bệnh
  • Trường hợp không phải làm thủ tục chuyển tuyến, hưởng bảo hiểm y tế 100%
July 2025
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  
« Jun    

Trạng thái hệ thống


Url

Content

Post

AI
©2025 Thông tin bảo hiểm | Design: Newspaperly WordPress Theme