Trước đó, dự thảo bộ luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐ-TB-XH (cơ quan chủ trì soạn thảo) đưa ra 2 phương án về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để trình QH xem xét.
|
Cụ thể, theo phương án 1, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Đối với phương án 2, tuổi nghỉ hưu là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Dự thảo cũng quy định, quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt. Quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.
Về thay đổi giờ làm tại các cơ quan hành chính, dự thảo cũng đưa ra 2 phương án.
Phương án 1, bổ sung vào bộ luật Lao động, giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước. Thời gian làm việc dự kiến từ 8 giờ 30 – 17 giờ 30; nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ).
Phương án 2 là giữ nguyên như hiện hành; thời gian làm việc không được quy định trong bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính.
Nguồn: thanhnien.vn