Các tỷ lệ giải quyết yêu cầu bồi thường của một công ty bảo hiểm nhân thọ là yếu tố quan trọng cần xem xét trước khi khách hàng ký hợp đồng. Thông qua số liệu này, khách hàng và cơ quan quản lý có thể đánh giá được phần trăm yêu cầu được công ty bảo hiểm nhân thọ giải quyết trong một năm tài chính, so với số lượng đơn khiếu nại nhận được, bao gồm cả các khiếu nại đang chờ xử lý từ năm trước.
Theo Cơ quan Quản lý và Phát triển Bảo hiểm của Ấn Độ (IRDAI), tỷ lệ giải quyết khiếu nại của LIC tính đến ngày 31/3/2021 là 98,62%, tăng so với 96,69% tại ngày 31/3/2020 và tỷ lệ các khiếu nại bị từ chối giảm 1% trong giai đoạn 2020-2021.
“Tỷ lệ giải quyết khiếu nại của các công ty bảo hiểm Ấn Độ đạt 97,02% trong giai đoạn 2020-2021 (97,18% trong giai đoạn 2019-2020) và tỷ lệ từ chối giảm 2% trong năm 2020-2021”, báo cáo thường niên của IRDAI cho biết.
Các yêu cầu bị từ chối chủ yếu do không hợp lệ hoặc không thanh toán số tiền đã yêu cầu.
“Chi phí y tế do Covid-19 gây ra thiệt hại lớn cho bệnh nhân và nhiều người đã mất mạng. Do đó, họ đang phụ thuộc nhiều hơn vào các công ty bảo hiểm trong 2 năm qua. Tỷ lệ giải quyết yêu cầu bồi thường trở nên quan trọng hơn rất nhiều trong thời kỳ đại dịch, giúp họ giải quyết nhu cầu tài chính khi gặp vấn đề y tế”, ông Naval Goel, CEO và là người sáng lập PolicyX cho biết.
Tỷ lệ giải quyết khiếu nại giúp ích gì?
Tỷ lệ này cho biết công ty bảo hiểm đã giải quyết bao nhiêu phần trăm trong số khiếu nại nhận được. Nếu tỷ lệ giải quyết các yêu cầu bồi thường là 90%, điều đó có nghĩa công ty bảo hiểm đã thanh toán 90 trong số 100 yêu cầu tại khoảng thời gian thông kê và không thanh toán 10 yêu cầu khác. Một công ty bảo hiểm tốt không phải chỉ tôn trọng tất cả khiếu nại đủ điều kiện, còn phải xử lý càng nhanh càng tốt.
“Tỷ lệ này được tính toán dựa trên cơ sở các khiếu nại được giải quyết so với các khiếu nại đã nêu ra của khách hàng. Tỷ lệ giải quyết yêu cầu bồi thường cao hơn luôn được xem là tích cực vì nó cho thấy công ty bảo hiểm đã thành công trong việc thực hiện đúng cam kết với khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng mới”, ông Goel nói.
Quy mô ảnh hưởng đến tỷ lệ giải quyết bồi thường
Bên cạnh tỷ lệ khiếu nại được giải quyết cao, khách hàng cũng quan tâm đến quy mô của công ty bảo hiểm. Điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tỷ lệ giải quyết bồi thường cao hơn cho công ty. Nó trở thành một thách thức đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn để duy trì vị trí dẫn đầu trong việc giải quyết bồi thường.
Đối với một công ty bảo hiểm nhỏ hơn, việc kiểm soát chặt chẽ số dư bảo lãnh phát hành sẽ dễ dàng hơn tại thời điểm ký hợp đồng mới. Việc kiểm tra này giúp các công ty bảo hiểm điều tra kỹ lưỡng tại thời điểm ban hành hợp đồng, tránh bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào có thể mang rủi ro cao hơn các thông số bảo lãnh phát hành an toàn. Điều tương tự cũng xảy ra với quy trình giải quyết khiếu nại, khi công ty phát triển, việc duy trì cùng một chất lượng giám sát sẽ trở nên khó khăn.
Nguồn: vnexpress.net