Ảnh minh họa |
Xung quanh quy định bệnh nhân phải có mặt tại nơi điều trị mới nhận được thuốc của BHXH, kể cả người nhà cũng không được nhận thay, nhiều bạn đọc bày tỏ ý kiến bức xúc.
Chi Hà kể lại mẹ chị 2 năm nay đã bị bệnh liệt giường nên Bệnh viện Thống Nhất đã duyệt cho mẹ chị là được đến kiểm tra tổng quát 3 tháng một lần rồi mới kê đơn thuốc và chị Hà vẫn đến nhận thuốc thay cho mẹ chị.
Tuy nhiên, kể từ tháng 8-2014 thì chị được bệnh viện Thống Nhất thông báo lại rằng từ nay không cho phép người nhà đến nhận thuốc nữa mà phải trực tiếp bệnh nhân đến nhận.
Từ đó, chị phải đưa mẹ đi bằng xe cấp cứu. Lúc đầu liên lạc với xe cấp cứu 115 thì chị nhận được phản hồi là nên liên lạc với bệnh viện Tân Bình vì gần hơn.
Sau khi liên lạc với bệnh viện Tân Bình thì bên đó lại từ chối vì lí do xe cấp cứu chỉ nhận những trường hợp cấp cứu khẩn cấp và đề nghị chị Hà gọi lại cho 115.
Sau đó thì 115 mới quay lại đón mẹ chị và tổng thời gian mất đến hơn 3 tiếng để đến được bệnh viện, bắt số và gặp bác sĩ trong… vài phút!
Sau đó chị Hà phải tiếp tục liên hệ xe để đưa mẹ chị về, nhưng Bệnh viện Tân Bình từ chối đưa về nên chị phải liên lạc tiếp với xe cấp cứu của Bệnh biện Thống Nhất thì mới về đến.
>> Chị Trần Thị Minh Hà
Chị Hà bức xúc vì mẹ chị bị liệt giường mà bị áp vào luật này thì quá “bất nhân”.
Chị Hà cho biết trong những lần di chuyển như vậy thì mẹ chị phải nhịn đói và trên đường đi thì chị cũng không dám bơm thức ăn vào vì đang ở trên xe.
Cứ như vậy, sau khi về nhà, bà bị rơi vào tình trạng lên tăng xông và sức khỏe ngày càng yếu.
>> Chị Trần Thị Minh Hà
Phản hồi trước quy đinh này nhiều độc giả của Tuổi Trẻ cũng thể hiện thái độ vô cùng bức xúc.
Độc giả Châu Quốc Hoàng bộc bạch: “Những chuyện như thế này chỉ có ở Y tế Việt Nam thôi”.
Theo độc giả Hoàng, quy định này áp dụng cho mạng lưới y tế toàn quốc chứ không riêng gì ở Bệnh viện Thống Nhất.
Tỷ lệ bệnh nhân già có bệnh mạn tính không thể di chuyển đến bệnh viện bằng xe 2 bánh chắc chắn không phải là ít.
Nguyên nhân do đâu?
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, chủ yếu là do thực trạng nhiều người lạm dụng vấn đề này để trục lợi cá nhân.
Vì hiện nay có rất nhiều trường hợp ung thư, bệnh liệt giường… dù người bệnh đã mất rồi nhưng có người vẫn đem sổ để lên nhận thuốc vì nhiều mục đích không rõ ràng.
Bên cạnh đó, tình trạng bệnh nhân cũng sẽ thay đổi theo thời gian, với những dấu hiệu khác nhau nên không thể kê 1 đơn trong một thời gian dài cho người nhà của bệnh nhân nhận thay được.
>> Bác sĩ Phan Văn Nghiệm
Cùng ý kiến trên, Bác sĩ Phạm Hữu Quốc, Giám đốc Bệnh viện Q. Gò Vấp TP.HCM, cho biết:
>> Bác sĩ Phạm Hữu Quốc
Bác sĩ tại gia là cứu cánh?
Trước tình trạng trên, chị Minh Hà cũng cho rằng, các nước khác đang ứng dụng hình thức bác sĩ gia đình.
Đây là một hình thức rất phù hợp với những trường hợp như mẹ chị và chị cũng sẵn sàng chi thêm tiền cho dịch vụ này.
>> Chị Trần Thị Minh Hà
Theo Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, xu hướng khám bệnh tại nhà sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới khi xã hội ngày càng phát triển.
Hiện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang chuẩn bị tổ chức để đưa bác sĩ đến tận nhà bệnh nhân khám bệnh.
Bệnh viện cũng đang thương lượng với BHXH xem BHXH có thanh toán chi phí khám chữa bệnh, thuốc cho những bệnh nhân như khi họ đến bệnh viện khám bệnh được hay không.
>> Bác sĩ Phan Văn Nghiệm
Bác sĩ Phạm Hữu Quốc cho biết, hai tháng sau khi nhận nhiệm vụ mới, ông đã làm công văn gửi BHXH thành phố xin phép được đưa bác sĩ của bệnh viện đến nhà khám bệnh.
Ông cũng đề nghị BHYT thanh toán chi phí khám bệnh và thuốc cho bệnh nhân và đã được BHXH thành phố đồng ý.
“Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, chúng tôi gặp những khó khăn nhất định như trong khi bệnh viện thiếu bác sĩ thì bác sĩ khác đến tận nhà bệnh nhân khám bệnh”- Bác sĩ Quốc nói.
Bác sĩ Quốc cho biết thêm: “Bệnh viện phải thay đổi bằng cách cho những bác sĩ gia đình đến tận nhà khám cho bệnh nhân và có thu phí với giá khám bệnh cho những bệnh nhân trong quận là 200.000 đồng và bệnh nhân ngoài quận là 300.000 đồng. Từ ngày thu phí, chỉ có một số bệnh nhân đăng ký khám tại nhà”.
>> Bác sĩ Phạm Hữu Quốc
Nên nới thời gian tái khám ra 2-3 tháng.Ông Nghiêm Trần Dũng, PGĐ Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: Luật đã quy định việc chẩn đoán bệnh, chỉ định điều trị phải dựa trên kết quả khám lâm sàng, nhưng đối với những trường hợp bệnh nhân bị liệt, đi lại quá khó khăn, cũng rất nên “nới” thời gian yêu cầu tái khám ra 2-3 tháng/lần, thay vì một tháng như hiện nay. Tuy nhiên, điều đó phải được thực hiện trên tinh thần không được lạm dụng, và việc cho phép cũng phải thực hiện từ một giai đoạn cụ thể nào đó. Kê đơn thuốc cho bệnh nhân cũng không kê thời gian dài quá vì nguy hiểm cho bệnh nhân. L.Anh ghi |
Nguồn: tuoitre.vn